[Kiến Thức] Tính Năng Giảm Xóc, Phản Lực Giống Hay Khác Nhau?

Lilian Li-Jung Huang
Đăng ngày 04/02/2021
2,778 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Giảm xóc và phản lực là hai chức năng quan trọng không thể thiếu của một đôi giày chạy, vậy thì làm sao để nhận biết sự khác biệt giữa chúng? Ngoài ra thì chức năng nào quan trọng hơn?

   Giảm xóc: giảm va đập

Mục đích của giảm xóc là hạn chế sự tác động của lực va đập lên cơ thể người, tránh những chấn thương ở vùng chi dưới. Để đạt được mục đích này thì chỉ có những chất liệu giảm xóc mới có thể đảm nhiệm trọng trách này.

Hình bên dưới là phản lực của mặt sàn lên cơ thể người trong quá trình chạy bộ. Đường thẳng thực trong hình đại diện cho hiệu suất giảm xóc kém hơn lên cơ thể khi chịu lực tác động, nét đứt thể hiện hiệu suất giảm xóc tốt hơn khi ngoại lực tác động lên cơ thể. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng những đôi giày có hiệu quả giảm xóc tốt hơn sẽ hấp thụ nhiều lực va đập hơn, giảm nguy cơ chấn thương, đồng thời cũng có thể làm giảm lực sinh ra trong quá trình đẩy và bật.

Hình mô tả quá trình giảm xóc (Ảnh: 運動科學網)


   Đàn hồi: giúp đẩy về trước

Đàn hồi thường được chia làm hai loại: vật liệu và kết cấu.

Vật liệu phản lực là khi nó tiếp xúc với mặt đất sẽ tạo một lực lên mặt đất và tỷ lệ phản lực của mặt đất từ giày.

Như hình bên dưới cho thấy, nếu phản lực gần như tương đương với lực tác động, đồng nghĩa với đôi giày có độ đàn hồi tốt, và tỷ lệ chênh lệch giữa chúng được xem là phương pháp định lượng.

Phản lực (%) = (Độ cao phản lực/độ cao vật rơi) x 100%

Hình mô tả chất liệu phản lực (Ảnh: 運動科學網)


Về mặt kết cấu trong trường hợp giày chạy đó là độ cứng chống uốn, thông qua sự biến đổi hình dạng của vật liệu nhằm gia tăng phản lực với mục đích sản sinh ra nhiều lực đẩy hơn, đồng thời hạn chế sự co gấp của khớp bàn chân và giảm đi sự hao phí năng lượng. Do đó, khi độ cứng chống uốn của trục ngang càng lớn thì phản lực sinh ra của giày cũng theo chiều tỷ lệ thuận.

Vì vậy, người chạy có thể chọn độ cứng uốn của giày tùy vào tốc độ chạy của mình.

Ảnh mô phỏng phản lực tùy vào kết cấu (Nguồn: 運動科學網)


   Giảm xóc vs Đàn hồi, chiếc cân đo độ an toàn và hiệu suất chạy

Một khi đã nắm vững ý nghĩa của hai chức năng này thì chúng ta có thể nhận ra rằng chúng là hai loại chức năng hoàn toàn khác nhau. Nếu như bạn muốn giảm đi nguy cơ chấn thương thì có thể ưu tiên cho chức năng giảm xóc và buộc phải hi sinh tính phản lực của giày. Theo hình bên dưới, một lực giảm xóc 100% không hề có ích cho sức bật đẩy, tương tự trong trường hợp 100% phản lực sẽ mất đi tác dụng giảm chấn.

Hình kiểm tra tính đàn hồi của thân giày (Ảnh: 運動科學網)


   Then chốt của việc cân bằng hai yếu tố trên

Chìa khóa của việc cân bằng giữa đàn hồi và phản lực là chọn thời điểm: lực va chạm khi tiếp đất dễ gây chấn thương, lúc này cần phải nâng cao hiệu suất giảm xóc; đồng thời bước sang quá trình đẩy bật thì cần có phản lực tốc ở giày để hỗ trợ tiến về trước, và lúc này đây chính là thời điểm của phản lực.

Nếu phản lực diễn ra quá sớm sẽ làm gia tăng lực va chạm khi tiếp xúc với mặt đất, chính vì vậy sẽ kéo theo nguy cơ tăng cao của chấn thương; ngược lại phần giảm xóc chậm trễ sẽ kéo lực bật đẩy xuống, làm mất hiệu suất chạy của phản lực.

Theo hình bên dưới, khi quá trình tiếp đất diễn ra cần đến chức năng giảm xóc để hấp thụ lực tác dụng ngược lại của quá trình va chạm. Đợi cho đến khi trọng tâm của cơ thể rời khỏi góc vuông với cơ thể bước vào quá trình bật đẩy thì lúc này cần đến chức năng phản lực để kéo gót chân lên và phóng thích nguồn năng lượng tích tụ.

Cho nên, một đôi giày tốt là một đôi giày có tỷ lệ phù hợp và thời điểm chuyển đổi chức năng đúng lúc trong quá trình chạy.

(nh: 運動科學網)


Lời kết: Giảm xóc đem lại chức năng giảm chấn thương, phản lực là tính năng nâng cao hiệu suất chạy. Do đó, một đôi giày tốt có thể hòa hợp hai yếu tố trên với tỷ lệ phù hợp để phát huy chức năng của chúng đúng lúc thì mới có thể đạt được tác dụng bảo vệ và hỗ trợ.


Tài liệu tham khảo:
劉宗翰, 謝長欣, & 相子元. (2018). 以生物力學觀點應用於跑鞋研發設計實例 華人運動生物力學期刊, 15(1), 23-29.
Roy, J. P. R., & Stefanyshyn, D. J. (2006). Shoe midsole longitudinal bending stiffness and running economy, joint energy, and EMG. Medicine & Science in Sports & Exercise, 38(3), 562-569.


Nguồn bài viết: Running Biji

Bài viết liên quan: Chức năng giảm xóc của giày chạy hoạt động như thế nào?